MỞ ĐẦU
Paracetamol là một thuốc có tác dụng hạ sốt giảm đau.[2] Thuốc được sử dụng rất phổ biến với rất nhiều dạng bào chế trên thị trường. Việc nghiên cứu bào chế viên nang paracetamol dùng theo đường uống, giải phóng dược chất nhanh để tăng quá trình hấp thu là một xu hướng nghiên cứu đang được các nhà bào chế quan tâm nhất là nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau. Do đặc thù là tính thấm và độ tan của Paracetamol không cao nên tốc độ hòa tan, hấp thu dược chất ở dạng viên còn nhiều hạn chế. [6] Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu này là “Nghiên cứu bào chế viên nang Paracetamol 500 mg có độ giải phóng hoạt chất đạt DĐVN IV”. Với các mục tiêu như sau:
MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu:
Điều chế viên nang Paracetamol 500 mg có độ giải phóng hoạt chất đạt DĐVN IV.
Nguyên vật liệu
Paracetamol (Trung Quốc), Tween 80 (Trung Quốc), Natrilaurylsulfat (Trung Quốc), Lactose monohydrat (Brazil), PVP K30 (Trung Quốc), Aerosil (Trung Quốc), Sodium Starch glucolat (Pháp).
Trang thiết bị
Máy thử hòa tan Pharmatest (Đức), máy dập viên tâm sai 1 chày (Shanghai Pharmaceutical Machinery – TQ), máy dập viên xoay tròn (Sunita Impex Pvt.Ltd-India), máy đo quang phổ UV (Shimadzu-Japan) và các thiết bị cần thiết khác.
Phương pháp nghiên cứu.
Thử nghiệm độ giải phóng hoạt chất: Được thực hiện theo DĐVN IV. Viên được thử trong môi trường nước cất, 900 ml; dùng cánh khuấy, tốc độ 50 vòng/phút; thời gian 45 phút; lấy mẫu ở 5, 10, 20, 30, 40, 45 phút pha trong dung dịch NaOH 0,1N; đo UV ở bước sóng 257 nm; nhiệt độ 37 ± 5 0C.
- Công thức tính phần trăm độ tan mẫu thử:
Trong đó:
% Độ tan: % giải phóng hoạt chất mẩu thử
At: Độ hấp thu mẫu thử.
Ac: Độ hấp thu mẫu chuẩn.
Cc: Nồng độ mẫu chuẩn.
Nghiên cứu công thức và phương pháp bào chế viên nang Paracetamol 500 mg.
Bảng 1. Công thức tổng quát cho viên nang Paracetamol 500 mg
Thành phần | Công thức (mg/viên) |
Paracetamol | Vừa đủ |
Lactose monohydrat | Vừa đủ |
PVP K30 | Vừa đủ |
TWEEN 80/NLS | Khảo sát |
SSG | Vừa đủ |
Aerosil | Vừa đủ |
Quy trình điều chế viên nang Paracetamol
Cân nguyên liệu (Paracetamol, Lactose monohydrat) rây qua rây 0,5 mm. Pha tá dược dính PVP K30 với chất diện hoạt tween 80/SLS) và tạo hạt ướt, xát hạt qua rây 0,5 mm và sấy khô, tiếp tục trộn với SSG và eorosil rồi đóng nang.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Các công thức A1-A4 được thử độ tan theo DĐVN IV trong môi trường nước cất dịch thử độ tan được lấy ở các thời điểm 5, 10, 20, 30, 40, 45 phút và được pha loãng 10 lần với NaOH 0,1N, sau đó lọc qua màng lọc 0,45 µm, và đo độ GPHC bằng UV ở bước sóng 257 nm.
Bảng 3. Kết quả thử độ tan TB các công thức A1-A4
Thời gian (phút) | % Độ giải phóng hoạt chất (TB; n=6) |
A1 | A2 | A3 | A4 |
5 | 76,010 | 86,358 | 68,357 | 69,673 |
10 | 83,197 | 87,675 | 68,695 | 70,054 |
20 | 84,832 | 88,061 | 69,231 | 70,415 |
30 | 85,580 | 89,256 | 69,370 | 70,756 |
40 | 85,777 | 89,500 | 69,508 | 71,538 |
45 | 86,269 | 89,621 | 70,858 | 71,859 |
Hình 1. Biểu đồ độ hòa tan TB các công thức A1-A4
Nhận xét: Từ kết quả bảng 3 và hình 1 hai công thức A1-A2 độ GPHC TB đạt DĐVN IV (>75% sau 45 phút), Hai công thức A3-A4 độ tan TB không đạt DĐVN IV (<75% sau 45 phút). Công thức A2 (Tween 80 1%) có độ GPHC tốt nhất nên công thức A2 được chọn để nghiên cứu tiếp.
KẾT LUẬN
Đã xây dựng được công thức và quy trình bào chế viên nang Paracetamol 500 mg với tá dược tween 80 tỉ lệ 1% có độ GPHC đạt DĐVN IV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Bộ Y Tế (2009), Dược Điển Việt Nam, lần xuất bản thứ 4, Nxb Y Học, tr. PL 11.
[2]. Dược Thư Quốc Gia Việt Nam (2012), Nhà xuất bản Y Học, tr.904-906.
[3]. Đặng Văn Hòa, Vĩnh Định (2011), Kiểm nghiệm thuốc, Nhà xuất bản giáo dục, tr 271- 272.
[4]. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa (2007), Bào chế và sinh dược học, tập 1, Nhà xuất bản Y Học, tr 31 – 45.
[5]. Nguyễn Thành Lộc, Nguyễn Ngọc Hưng (2013), Xác định đồng thời paracetamol và Ibuprofen trong các dược phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao – HPLC, Trường đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
[6]. Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Long (2008), Nghiên cứu bào chế viên nén giải phóng nhanh chứa paracetamol và ibuprofen, Trường Đại Học Dược Hà Nội.
[7]. Nguyễn Thị Hồng Hà (2010), Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng viên nén paracetamol giải phóng nhanh, luận án tiến sĩ, Đại Học Dược Hà Nội.
Tiếng Anh
[8]. Chirravuri S Phani Kumar et all (2012), Formulation and Evaluation of Fast Dissolving Tablets of Paracetamol Using Oats Powder, Department of Pharmaceutical Technology, Lydia College os Pharmacy, Ravulapalem, India.