Trước đây, vào mỗi dịp Tết các gia đình ở Việt Nam đều đốt pháp để chào đón năm mới. Trong những năm qua, việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Pháo nổ gây ra rất nhiều những tác hại, ảnh hưởng trực tiếp đên con người như:
– Tàn pháp gây kích thích đường hô hấp
Nguyên liệu để làm pháo là thuốc nổ có thành phần chủ yếu là lưu huỳnh, bột than, muối nitrat (kali nitrat) hoặc kali clorat. Khi đốt pháo, ngoài các tiếng nổ đùng đoàng, tạch tạch, cùng ánh sáng nhiều màu, nhiều vẻ của pháo hoa còn có các đám bụi khói. Trong đó lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit là những chất có tính ăn mòn, tính axit và tính oxy hoá – khử rất mạnh. Chính các chất khí này khi hoà tan vào nước mưa sẽ tạo nên các đám mưa axit. Khi đốt quá nhiều pháo nổ mà gặp lúc không có gió, áp suất khí quyển thấp thì không có cách nào làm chobay tản đi nơi khác, sẽkích thích mạnh đường hô hấp khiến người ta ho, viêm phế quản.
– Pháo chứa thành phần gây dị ứng, mẩn ngứa
Pháo có rất nhiều loại trong đó có những loại pháo ép dạng đồ chơi nguy hiểm có chứa hóa chất độc hại. Pháo đồ chơi này có dạng túi nilon nhỏ, bên ngoài có vẽ nhiều hình thù khác nhau, màu sắc hấp dẫn. Bên trong có chứa một loại chất bột màu trắng và 1 túi nhỏ hơn chứa chất lỏng màu hồng. Sau khi có tác động ngoại lực sẽ phát tiếng nổ làm cả 2 túi chất lỏng bị vỡ và gây mùi hôi khó chịu. Không ít trẻ em khi mua loại pháo đồ chơi này về dẫm bẹp, phát tiếng nổ đã bị dị ứng với hóa chất nói trên và mẩn ngứa khắp người.
– Viêm cuống phổi do hít phải tàn kim loại có trong pháo
Bụi khói pháo tuỳ thuộc thành phần phối chế thuốc pháo mà có thể khác nhau. Một lượng lớn khí lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit, cacbon đioxit, cacbon monoxit là những khí có hại cho sức khoẻ con người và bụi của các oxit kim loại. Khi đốt quá nhiều pháo nổ mà gặp lúc không có gió, áp suất khí quyển thấp thì không có cách nào làm cho bay tản đi nơi khác, sẽ kích thích mạnh đường hô hấp khiến người ta ho, viêm phế quản. Bên cạnh đó, tàn pháo có khả năng gây thắt khí quản. Vì thế mà bệnh hen suyễn có thể trở nên trầm trọng hơn nếu người ta hít phải kim loại này.
– Dễ gây sát thương
Khi làm pháo, khi vận chuyển, khi đốt, trong một số bước tiến hành nếu có sơ suất có thể làm nổ một lượng lớn thuốc pháo hoặc pháo thành phẩm, có thể gây thương vong lớn.
Ngoài ra khi đốt pháo, tiếng nổ đinh tai cũng gây tiếng ồn lớn, góp phần gây ô nhiễm âm thanh ở các thành phố. Khi đốt pháo bất ngờ có thể làm cho trẻ em, khách bộ hành kinh hoàng, gây tác động có hại cho trật tự công cộng.
Cũng chính vì những tác hại này mà việc sản xuất, quản lý và sử dụng pháo ở nước ta đã bị hạn chế rất nhiều. Hiện nay, căn cứ theo Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 17/11/2020 Nghị định của Chính phủ về quản lý sử dụng pháo, thì ngoài pháo hoa được sử dụng trong một số trường hợp thì những loại pháo nổ, thuốc pháo khác người dân không được sử dụng. Để toàn thể học sinh, sinh viên trường có thêm kiến thức về về quản lý sử dụng pháo, Phòng Công tác HSSV trường triển khai bộ công cụ tuyên truyền về pháo hoa cụ thể như sau
Nguồn: Ban Thanh niên công an tỉnh Kiên Giang
ThS. Trần Ngọc Hân