MỘT SỐ HƯỚNG DẪN TẬP THỂ DỤC AN TOÀN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Nội dung bài viết:
- Tập thể dục là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh tiểu đường.
- Vận động giúp cơ thể tiêu thụ bớt lượng đường trong máu, nhờ đó làm giảm đường huyết.
- Ngoài ra, tập thể dục giúp giảm cân, giảm mỡ và tăng hoạt động của cơ bắp, giúp giảm sự đề kháng insulin.
1. Khuyến cáo của ADA - Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ về tập thể dục:
- Trẻ em, thanh niên bị tiểu đường type 1 hay người bị tiền tiểu đường phải tập thể dục ở mức độ trung bình tới tập nặng ít nhất 60 phút mỗi ngày. Thực hiện các bài tập nặng cho cơ bắp và xương ít nhất 3 ngày mỗi tuần.
- Đa số bệnh nhân tiểu đường type 1 trưởng thành hay tiểu đường type 2 nên tập thể dục mức độ trung bình tới nặng ít nhất 150 phút mỗi ngày. Thời điểm tập có thể rải ra 3 ngày trong một tuần, tuy nhiên không nên để 2 ngày liên tiếp không tập.
- Thời gian tập có thể ngắn hơn ( tối thiểu 75 phút/ tuần ): tập với cường độ cao hay trong thời gian huấn luyện là đủ cho bệnh nhân trẻ hoạt động tích cực.
- Bệnh nhân tiểu đường type 1 trưởng thành hay tiểu đường type 2 nên tuân thủ tập các bài tập có kháng lực 2-3 lần mỗi tuần.
- Bệnh nhân tiểu đường nên giảm thời gian tĩnh tại. Không ngồi lâu quá 30 phút
- Đối với bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi, các bài tập thể dục có lợi cho sự cân bằng hay mềm dẻo, linh hoạt được khuyến cáo tập 2-3 lần mỗi tuần. Tập Thái cực quyền, Yoga là những bài tập ưa thích giúp là tăng khả năng giữ thăng bằng, mềm dẻo và tăng sức cơ cho người lớn tuổi.
2. Những lưu ý giúp người bệnh tiểu đường tập thể dục an toàn:
2.1. Kiểm tra đường huyết trước khi tập thể dục:
- Đường huyết trước khi tập nên vào khoảng: 100 – 250 mg/dl
+ Nếu đường huyết thấp dưới 100 mg/dl: Bạn có thể bị hạ đường huyết trong lúc tập thể dục. Do vậy, nếu đường huyết thấp dưới 100 mg/dl, bạn nên ăn nhẹ ít trái cây, thức ăn chứa ít tinh bột (Vd: vài miếng bánh, ít bánh mì, snack…) trước khi tập.
+ Nếu đường huyết tăng trên 250 mg/dl: đây là mức đường huyết quá cao, bệnh nhân tiểu đường không nên tập thể dục. Hãy gặp Bác sĩ để điều trị.
2.2. Theo dõi hạ đường huyết trong lúc tập:
- Trong lúc tập thể dục, bạn cần để ý tới các triệu chứng cảnh báo hạ đường huyết.
+ Nếu bệnh nhân tiểu đường tập thể dục trong thời gian dài, với cường độ cao. Mỗi 30 phút bạn cần ăn nhẹ để đảm bảo không bị hạ đường huyết.
Ví dụ: Trái cây như: chuối (1 trái) hay táo cung cấp nhiều kali tốt cho hoạt động của cơ và cung cấp năng lượng, glucose cho hoạt động của bạn.
2.3. Khi nào bệnh nhân tiểu đường cần ngưng tập thể dục:
- Người bệnh tiểu đường cần ngưng tập thể dục ngay khi:
- Có các triệu chứng hạ đường huyết: đói, run tay, hoa mắt…
- Yếu mệt, lú lẫn, hoa mắt…
- Hay mức đường huyết đo được < 70 mg/dl
- Khi đó, bạn cần xử trí ngay để tránh hạ đường huyết nặng thêm.
3. Những lưu ý khác cho người tiểu đường khi tập thể dục:
- Khởi động kỹ trước mỗi bữa tập để tránh những chấn thương không đáng có
- Bệnh nhân tiểu đường nên uống đủ nước trong lúc tập thể dục
- Bạn không nên tiêm insulin trước khi đi tập thể dục, vì có thể gây hạ đường huyết.
- Nếu bạn bị tăng huyết áp hay có vấn đề bệnh lý tim mạch kèm theo, phải hỏi ý kiến Bác sĩ tim mạch để chọn cách thức vận động thích hợp.
Lược trích từ: kiến thức bệnh tiểu đường
Nguyễn Thị Hoàng Bi (khoa Điều dưỡng)